Nghệ thuật chửi nhau

Nghệ thuật chửi nhau

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số kiểu chửi, kinh nghiệm chửi cũng như một số dạng người hay gặp khi chửi nhau.

1/ Các kiểu chửi

Kiểu 1: Chửi thẳng 

Đem những bộ phận cơ thể, quan hệ sinh lý, bệnh tật chửi thẳng vào mặt đối phương.

Hoặc gán cho đối phương là những con vật hay tự mình nâng mình lên là cha mẹ ông bà tổ tiên đối phương mà chửi. Hàng tràng từ ngữ được tuôn ra gây khó chịu cho người nghe. Đây có thể nói là kiểu chửi thô thiển nhất, thường thì người chửi thắng hay chửi thua đều bị coi thường.

Ví dụ:

- Đ*t mẹ mày ngu lắm con ạ (vừa chửi cha mẹ đối phương, vừa chửi đối phương, lại vừa coi đối phương là con).

- Mày ngon thì lại đây uống cái máu l*n của bà đi nè (mấy bà bán cá hay chửi như vậy)

Kiểu 2: Chửi khéo 

Hình thức chửi cũng na ná kiểu thứ 1 nhưng không dùng các từ thô tục. Thay vào đó là dùng từ theo lối "tri thức" một chút.

Ví dụ: Thay vì chửi thẳng là đồ ngu thì có thể thay thế bằng: "Đồ não phẳng", hoặc "Bạn quên não ở nhà hay sao vậy?", "Đã lắp não vào chưa?"

Khi muốn rút lui nhưng vẫn xúc phạm đối phương: "Xin lỗi bạn chứ mình không thích nói chuyện với người thần kinh không bình thường".

Kiểu 3: Chửi thâm

Dùng thơ văn, thành ngữ hay những câu tự chế để đem ra mà chửi khéo.

Kiểu này vừa nhẹ nhàng lại không tục tĩu mà rất thâm, càng đọc càng đau. Người bị chửi đọc một lần có khi không hiểu mà phải đọc 3,4 lần mới hiểu được, như vậy người chửi đã chửi người kia được 3,4 lần rồi.

Chửi kiểu 1 thì lời chỉ đến mắt đến tai còn chửi kiểu này thì chạy tít vào trong óc do phải suy nghĩ nghiền ngẫm xem người ta chửi cái gì.

Chửi thâm như vậy có khi lại được sự nể nang từ những người ngoài cuộc. Chửi bằng kiến thức, chửi bằng trí tuệ đâu phải mấy ai cũng làm được.

Lấy vài ví dụ:

- Cuộc sống...
Lắm đứa giống chó
Đời tạo ra nó...
Sao còn tạo ra chó...
Để khó phân biệt?

- Cuộc sống đổi màu...
Làm người thì khó...
Làm chó thì dễ...
Sống thì phải biết suy nghĩ...
Cuộc sống bây giờ fuck tạp và bon chen lắm...
Làm người nghèo khó...
Chứ đừng làm chó.

- Lòng chó khó nhai. Lòng người khó đoán.
Sống ích kỉ mà cứ nghĩ mình cao thượng.
Sống giả tạo mà lại bảo bạn tao.
Tao...
Nhiều lúc ngây thơ...
Nhưng không ngu ngơ như chúng mày nghĩ.
Tao sẵn sàng tốt với những ai coi tao là bạn.
Nhưng cũng sẵn sàng quăng lựu đạn với những đứa...
...dám khốn nạn với tao.

- Cứ soi gương nhiều vào bạn
Rồi đếm hết bộ mặt của bạn đi nhé
Bạn thân yêu
Sống là phải biết điều
Đừng tỏ vẻ máu liều nhiều hơn máu não

A chửi B: Sao mày ngu vậy, có thế mà cũng không biết hả?
B: Ô, vậy à, bạn thật là khôn quá đi.
(từ "khôn" chỉ dùng để khen chó khen mèo, chứ với con người thì sẽ dùng từ "thông minh" hoặc "giỏi")

2/ Kinh nghiệm chửi

a) Nắm rõ đối tượng

Khi chửi nhau phải nắm rõ đối phương, sở trường, sở đoản, tính tình ra sao không phải bạ ai cũng chửi, cái gì cũng phải "biết mình biết ta". Cố gắng tìm thật nhiều yếu điểm của đối phương mà chửi.

Ví dụ khi chửi một đối tượng là nhà tri thức mà chúng ta cứ đ*t mẹ đ*t cha thì ngoại trừ bị người ta khinh thì chẳng được ích lợi gì. Còn nếu chửi nhau với bà bán cá mà cứ tuôn mấy câu chửi thâm thúy thì đơn giản là nước đổ lá môn, họ chẳng hiểu gì đâu, nếu họ hiểu thì đã chả đi bán cá. Còn chưa kể họ thấy mình hiền mà càng chửi xối xả hơn.

Cũng tương tự, khi chửi nhau với người tri thức, giả sử là một nhà kinh tế đi, ta biết sở trường của họ là kinh tế thì tốt nhất là đừng lấn vào lĩnh vực đó, hãy tìm cách lái câu chuyện sang sở trường của bạn để tránh bị đuối lý lại mang nhục vào thân.

b) Lờ đúng tìm sai

Khi chửi nhau mà đối phương tuôn ra một bài dài dằng dặc thì chỉ lướt sơ qua rồi phớt lời hết những cái đúng của họ, cứ nhằm vào mấy cái sai bám vào đó mà chửi, chửi càng dai, chửi càng thâm thì càng tốt.

c) Biết điểm dừng

Chửi đối phương phải biết tiến lùi, thấy đối phương có vẻ đuối hay có ý làm hoà thì cũng nên nương tay không nên dồn ép quá, ai cũng có lòng tự trọng cả, không nên đi quá trớn.

3/ Dạng người chửi  

Chửi nhau cũng có nhiều dạng người, có người chửi thì giận dữ, có người chửi thì vui vẻ, cũng có loại người kỳ lạ đó là lại lấy đó để trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Tạm chia ra làm 3 dạng người:

a) Mới tập chửi

Khi chửi xong thì không còn giữ được bình tĩnh, run tay run chân, tâm trí bất an, lúc nào cũng miên man suy nghĩ về mấy tiếng chửi đó.

Kiểu người này phần lớn là thuộc dân tri thức, chưa bao giờ chửi nhau. Khi bị xúc phạm thường sẽ phản ứng theo kiểu: "Mình nói chuyện đàng hoàng thì mong bạn cũng đàng hoàng nhé".

Những người này tốt nhất là không nên chửi nhau, đơn giản là không có năng khiếu hoặc chưa đủ "trình". Có chửi nhau thì phần thiệt cũng là bản thân mình thôi, vì kết cục luôn là "bị chửi đến mức cứng họng".

b) Xem chửi là thú vui

Coi chửi nhau là một thú vui, càng chửi càng hứng, không để ý bận tâm nhiều đến lời chửi, coi chửi nhau là để đạt được mục đích của mình, để có thể đề cao được bản thân mình, thậm chí là để cho tâm hồn nhẹ nhàng thoải mái.

Dạng người này có một cái lạ, đó là khi nghe người khác nói sai một vấn đề gì là y như rằng họ sẽ chui vào phản bác. Rồi cuối cùng thì tranh luận kịch liệt dẫn đến chửi nhau.

c) Thù dai

Là dạng người chửi nhau những rất quan trọng chuyện ăn thua, hay còn gọi theo một cách khác đó là "cứng đầu". Thường thì khi bị kẻ khác chửi, những dạng người ăn thua sẽ nghiến răng nghiến lợi bắt kẻ chửi mình phải "trả giá", mặc kệ lý lẽ hay không cứ chửi tối tăm mặt mũi, chửi đến khi nào thấy đối phương im thì thôi.

Thường thì khi gặp kiểu người này, chúng ta nên lờ đi vì mình có nói lý hay không họ cũng không quan tâm, và họ rất hay dùng những chiêu "tung hỏa mù", đại loại như nói bậy nói bạ gì đấy không hề liên quan hoặc ra vẻ cao thâm, miễn sao được chửi chúng ta hoặc làm chúng ta không hiểu là họ vui.

Đối mặt với dạng này, tốt nhất là: "Chó cứ sủa đoàn người cứ đi", vì các bậc tiền bối đã từng để lại cho chúng ta một câu nói: "Đừng bao giờ tranh cãi với những thằng ngu, vì chúng sẽ kéo ta xuống trình độ của chúng và thắng ta bằng kinh nghiệm".

Xem thêm: Tổng hợp những câu chửi cực thâm

Từ khóa: Cách chửi nhau, bí quyết chửi nhau, hướng dẫn cãi lộn

Nhận xét